Vận dụng:
1. Những điều bí mật trong công việc kinh doanh bút máy Paker.
Trong các cuộc cạnh tranh kịch liệt của ngành thương nghiệp, có thể đưa ra một loại sản phẩm mới độc đáo, được người tiêu dùng yêu thích là vấn để mấu chốt của việc đưa doanh nghiệp đứng vào vị trí bất bại trên thị trường. Nếu không, dù là một doanh nghiệp có danh vọng cực lớn thì cũng có một ngày họ bị doanh nghiệp khác đuổi kịp và vượt mặt.
Doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình luôn giữ vị trí hàng đầu trên thị trường, có được mức tiêu thụ tốt thì họ phải luôn tìm cách giữ cho sản phẩm của mình có được sức sống mới mẻ. Điều này yêu cầu các nhà kinh doanh phải có kiến thức sáng tạo tốt, có tầm quan sát thị trường độc đáo “dám đi trước thời đại”, “khéo léo đi trước thời đại”, sáng tạo ra những loại sản phắm mới chiếm ưu thế trên thị trường.
Ở Mỹ có một người tên là Paker thuở khai nghiệp, ông ta chỉ mở một cửa hiệu kinh doanh bút máy để rồi sau này nối tiếng trên toàn thế giới về sản phẩm “bút Paker” cùa mình.
|
Nhổ cỏ phải nhổ tận rễ, trị bệnh cần trị cho dứt hẳn. |
Paker là một người rất thích tìm tòi, nghiên cứu: trước khi nổi tiếng, lúc nào ông cũng nghĩ tới vấn đề làm thế nào để sáng chế ra một loại bút viết tự động ra mực (bút máy) tốt hơn. "Công phu bất phụ hữu tâm nhân" nghĩa là không phụ người bỏ công sức ra, một hôm, trong đầu ông bỗng lóe lên ý nghĩ: tại sao ta lại không phân chính thể một cái bút thành nhiều bộ phận với nhiều công dụng khác nhau đế tìm ra những vấn để tồn tại trong đó, sau đó cải tiến cho phù hợp? Thế là trong lúc các cửa hiệu bán bút khác chỉ biết lo đầu tư cho khâu đóng gói, bù đầu nghĩ cách thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vì họ cho rằng như vậy là con đường mở ra sức sống cho sản phẩm, làm tăng thêm sức cạnh tranh của sản phẩm.
Thế là thay vì đầu tư, suy nghĩ như các cửa hàng khác, Paker lại ngồi chia từng bộ phận của chiếc bút mực ra làm ngòi bút, ruột bút, lưỡi gà, quản bút v.v... và suy nghĩ xem làm như thế nào để hoàn thiện hơn cho các bộ phận ấy.
Thế là bao nhiêu ý kiến hay trước đây ông không nghĩ ra bỗng như một dòng suối chảy tràn trong trí óc ông. Ông đã dùng vàng 14 kara,18 kara bạch kim để chế tạo ra rất nhiều loại ngòi bút khác nhau, khi viết sẽ tạo nên những nét thanh, nét đậm rất đẹp. Sáng tạo ra kiểu nắp bút xoáy, nắp bút rút, sáng tạo hình độc đáo cho quản bút với nhiều sắc mầu v.v... Khiến kiểu bút cổ điển đơn điệu trở nên muôn hình vạn trạng, tiện dụng hơn nhiều.
Ngoài ra, Paker vẫn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để cải tiến hơn nữa các kiểu nắp bút rút và nắp bút vặn, cuối cùng đã sáng chế ra sản phẩm bút máy Paker nổi tiếng toàn cầu, từ đó đem về cho mình lợi nhuận như thác đổ.
Bài học.
Trong thị trường với đầy rẫy biến động, cách tân sản phẩm chính là con đường phát triển và sinh tồn lâu dài của doanh nghiệp.
Chúng ta ai cũng biết rằng mỗi loại sản phẩm đều có một chu kì sống. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải biết cách tân cho sản phẩm, khiến sản phẩm của mình theo kịp nhu cầu của người tiêu dùng giống như điện thoại
iphone 6 plus và Sky a860. Nếu không, chính ta đã tạo điều kiện cho đôi thủ lợi dụng, thậm chí bị đối thủ đánh bại. Cần phải bắt tay vào từ những vấn đề cơ bản nhất - cách tân sản phẩm không chỉ là khẩu hiệu, là văn bản, mà cần phải có nhận thức rõ ràng về chủng loại sản phẩm, sáng tạo cho nó tính độc đáo, khiến sán phẩm của mình tạo được nét riêng biệt. Làm việc cần bắt tay từ nhân tố mang tính quyết định, đó cũng là cách phán ánh mục tiêu chính của kế “rút cùi dưới đáy nồi".
2. Bày tỏ sự yếu kém của chính mình để giành lấy lòng tin của mọi người.
Ý nghĩa của sự sinh tồn trong doanh nghiệp chính là giành lấy lợi nhuận. Không có lợi nhuận, doanh nghiệp không còn giá trị sinh tồn nữa. Nhưng các nhà kinh doanh đã dần nhận thức được rằng: theo đuổi lợi ích kinh tế một cách quá đáng, thậm chí không chừa một thủ đoạn nào đế đạt được mục đích của mình, chẳng sớm thì muộn sẽ tự đẩy mình tới bên bờ vực của sự diệt vong. Vì vậy hai chữ “thành”, “tín” lại được đặt lên hàng cao nhất trong tôn chỉ của giới doanh nghiệp. Các nhà doanh nghiệp bắt đầu suy nghĩ xem nên làm như thế nào đế đồng thời đạt được lợi ích trong kinh doanh lại vừa được xã hội chấp nhận, để doanh nghiệp có được viễn cảnh phát triển tốt đẹp hơn nữa.
Một buổi tối nọ, khi mọi người đã dùng bữa tối xong, đang quây quần ngồi xem tivi, họ đều rất ngạc nhiên khi xem tới mục quảng cáo: “Nhà máy sản xuất cao su số 9 kính cẩn gửi lời xin lỗi tới những khách hàng đã mua .sản phẩm giày chăm sóc sức khỏe cho người già hiệu s sản xuất trong tháng hai vì chất lượng của lô sản phẩm này có vấn đề, mong khách hàng đã mua giày thuộc lô sản phẩm này mau chóng tới cửa hàng bán, và giới thiệu sản phẩm trước cửa nhà máy cao su số 9 hoặc các đại lý của công ty trên toàn quốc để sửa giày hoặc đổi lấy giày khác!”
Phản ứng của những người xem mục quảng cáo này chẳng ai giống ai. Những người già thì nói: “sống mấy chục năm trời rồi mà chưa hề thấy một mục quảng cáo nào kỳ lạ như mục quảng cáo này ở Trung Quốc. Nhà máy này biết nghĩ và lo cho người già, trọng chữ tín, trọng chất lượng, thật đáng quý”. Những người trẻ tuổi lại nói: “Nhà máy này thật ngốc, người ta ai cũng muốn tuyên truyền, quảng cáo ưu điểm của mình, vậy mà họ lại đi quảng cáo sự kém chất lượng của chính mình, vừa tốn tiền vừa lỗ vốn, thật ngu hết biết”.
Vốn là gần đây, bộ phận tiêu thụ sản phẩm của nhà máy cao su số 9 liên tục nhận được thư phản ảnh của người tiêu dùng, nói chất lượng của sản phẩm giày bảo vệ sức khỏe cho người già có vấn đề.
Thế là Giám đốc nhà máy cho triệu tập nhân viên của những bộ phận có trách nhiệm tới tiến hành điều tra, cuối cùng đề ra bốn biện pháp. Thứ nhất, sản phẩm này đã tiêu thụ hơn 6000 đôi, đại đa số người tiêu dùng vẫn chưa phát hiện được vấn đề chất lượng sản phẩm, nhưng "giấy bản sao bọc được than hồng", vì vậy nhà máy cần phải đăng một mục quảng cáo kêu gọi người tiêu dùng đến sửa giày, đổi giày. Thứ hai, cần phải biết dừng cương bên bờ vực thẳm, phát hiện vấn để lúc nào cần giải quyết vấn đề ngay lúc ấy. Thứ ba, lập tức đem triển lãm rộng rãi những đôi giày được người tiêu dùng trả lại, để toàn thể công nhân viên chức của nhà máy đến tham quan, để họ học tập, rút kinh nghiệm. Thứ tư, phải quản lý chặt chẽ vấn đề chất lượng sản phẩm, mau chóng bù lỗ.
Lúc ấy, nhà máy cao su số 9 đang phải sống trong những ngày tháng hết sức vất vả, áp lực của những nhà máy sản xuất giày cao su khác đang đè nặng lên vai họ, giá nguyên liệu tăng cao. Nhưng họ vẫn dám nhìn thẳng vào sự thực, kịp thời đưa ra biện pháp sửa đổi, lấy được lòng tin từ phía người tiêu dùng và cũng giành được sự tôn trọng từ phía các đối thủ cạnh tranh. Tới năm sau, trong cuộc bình chọn của ngành giày cao su, nhà máy này đã chiếm được điểm số rất cao.
Bài học.
Chất lượng của sản phẩm chính là nguyên nhân cơ bản để gây dựng nên danh tiếng cho sản phẩm, là nguồn vốn to lớn giúp cho doanh nghiệp có được danh tiếng và hình tượng tốt đẹp. Một khi chất lượng sản phẩm có vấn đề doanh nghiệp tất sẽ phải liên đới chịu tổn thất. Tới lúc ấy, nếu họ đưa ra những biện pháp nhằm che giấu sai lầm của mình họăc dũng cảm nhìn thẳng vào vấn đề, tìm ra vấn đề, giải quyết vấn đề, qua sự cố gắng để lấy lại lòng tin cùa người tiêu dùng, bạn xem biện pháp nào sẽ được người tiêu dùng đổng tình hơn?
Câu hói này xem ra rất dễ trả lời, nhưng doanh nghiệp đa số lại chỉ biết so đo cái lợi và hại về kinh tế nhất thời nên rất khó trong việc chọn lựa biện pháp. Qua câu chuyện này, chúng tôi muốn nhắc nhở mọi người nên cân nhắc thật kỹ trước vấn đề lợi - hại, được - mất, nên để “quá lửa tất sôi tràn” hay
"rút củi dưới đáy nồi" cần dùng lý trí để chọn lựa biện pháp giải quyết vấn đề.