Cá đá đen đánh bắt ở gần cửa thoát nước tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào ngày 18/5 được nhà điều hành nhà máy Công ty Điện lực Tokyo (Tepco) phát hiện có chứa 18.000 becquerel/kg cesium-137, cao hơn 180 lần so với mức tối đa hợp pháp tại Nhật Bản là 100 becquerel/kg.
Kế hoạch xả 1,3 triệu tấn nước thải phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản ra biển Thái Bình Dương đã làm dấy lên lo ngại trong khu vực. Bất chấp sự chấp thuận của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), các nước láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn lên tiếng phản đối quyết định này.
Tuần trước, Trung Quốc đã bắt đầu kiểm tra hàm lượng phóng xạ hàng loạt đối với thuỷ sản nhập khẩu của Nhật Bản, khiến một số nhà bán buôn ngừng tiếp nhận các sản phẩm này từ Nhật Bản. Hồng Kông cũng đe dọa cấm nhập khẩu thực phẩm từ 10 quận của Nhật Bản nếu việc xả nước diễn ra như kế hoạch.
Khi được hỏi về những lo ngại xung quanh việc xả nước, quan chức Tepco khẳng định tự tin rằng “tác động đối với cộng đồng và môi trường sẽ rất nhỏ”.
Theo quan chức này, nguyên nhân cá đá đen nhiễm phóng xạ là do nước mưa từ các khu vực xung quanh lò phản ứng số một, hai và ba của nhà máy Fukushima đã chảy vào đê chắn sóng bên trong - nơi cá đá được đánh bắt vào tháng 5.
“Kể từ khi nước ô nhiễm chảy vào cảng nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi sau thảm hoạ tháng 3/2011, Tepco đã định kỳ vớt cá từ bên trong cảng kể từ năm 2012 bằng cách sử dụng lưới đánh cá đã được lắp đặt để ngăn cá thoát ra khỏi cảng”, quan chức Tepco cho hay.
Tepco xác nhận, trong khoảng thời gian từ tháng 5/2022 đến tháng 5/2023, tổng cộng 44 con cá có mức cesium trên 100 becquerel/kg đã được tìm thấy tại cảng nhà máy Fukushima, với 90% trong số đó được đánh bắt phía trong hoặc gần đê chắn sóng.
Các sinh vật khác được xác định có hàm lượng nhiễm phóng xạ đặc biệt cao là một con lươn với 1.700 becquerel/kg được đánh bắt vào tháng 6/2022 và cá hồi đá, với 1.200 becquerel/kg được đánh bắt vào tháng 4/2023.
Việc giám sát thường xuyên cá từ đê chắn sóng bên trong nhà máy đã ngừng lại sau khi lưới đánh bắt tự động được lắp đặt vào tháng 1/2016 để giữ cá có khả năng bị ô nhiễm nằm lại trong khu vực.
“Tuy nhiên, khi một con cá đá đen có nồng độ phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn quy định được đánh bắt ngoài khơi bờ biển Soma (cách nhà máy khoảng 50 km về phía bắc) vào tháng 1/2022, chúng tôi đã bắt đầu theo dõi lại các mẫu cá trong khu vực này bên cạnh việc lắp đặt thêm lưới để ngăn cá rời cảng”, quan chức Tepco nói thêm.
Các lô vận chuyển cá đá đen đánh bắt ngoài khơi tỉnh Fukushima đã bị đình chỉ vào tháng 2/2022 sau khi mức phóng xạ đáng báo động trên được phát hiện. Mức độ phóng xạ cao được tìm thấy trong mẫu thử nghiệm khiến các nhà chức trách tin rằng lượng cá nhiễm phóng xạ bên trong nhà máy đã thoát ra khỏi cảng và bơi ra biển. Tất cả các loài hải sản từ các khu vực xung quanh nhà máy cũng bắt đầu được theo dõi phóng xạ thường xuyên.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã phản ứng lại quyết định kiểm tra hải sản Nhật Bản của Trung Quốc trong chuyến công du Trung Đông gần đây. Phát biểu tại thủ đô Doha của Qatar hôm 25/7, ông Kishida cho biết chính phủ của ông sẽ “gây áp lực để thảo luận dựa trên bằng chứng khoa học” liên quan đến việc xả nước từ Fukushima.
Cá ở Nhật nhiễm phóng xạ cao gấp 180 lần giới hạn cho phép
Cá đá đen được đánh bắt gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima chứa hàm lượng phóng xạ cesium cao gấp 180 lần giới hạn an toàn của Nhật Bản.
Cá đá đen đánh bắt ở gần cửa thoát nước tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào ngày 18/5 được nhà điều hành nhà máy Công ty Điện lực Tokyo (Tepco) phát hiện có chứa 18.000 becquerel/kg cesium-137, cao hơn 180 lần so với mức tối đa hợp pháp tại Nhật Bản là 100 becquerel/kg.
Kế hoạch xả 1,3 triệu tấn nước thải phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản ra biển Thái Bình Dương đã làm dấy lên lo ngại trong khu vực. Bất chấp sự chấp thuận của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), các nước láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn lên tiếng phản đối quyết định này.
Tuần trước, Trung Quốc đã bắt đầu kiểm tra hàm lượng phóng xạ hàng loạt đối với thuỷ sản nhập khẩu của Nhật Bản, khiến một số nhà bán buôn ngừng tiếp nhận các sản phẩm này từ Nhật Bản. Hồng Kông cũng đe dọa cấm nhập khẩu thực phẩm từ 10 quận của Nhật Bản nếu việc xả nước diễn ra như kế hoạch.
Khi được hỏi về những lo ngại xung quanh việc xả nước, quan chức Tepco khẳng định tự tin rằng “tác động đối với cộng đồng và môi trường sẽ rất nhỏ”.
Theo quan chức này, nguyên nhân cá đá đen nhiễm phóng xạ là do nước mưa từ các khu vực xung quanh lò phản ứng số một, hai và ba của nhà máy Fukushima đã chảy vào đê chắn sóng bên trong - nơi cá đá được đánh bắt vào tháng 5.
“Kể từ khi nước ô nhiễm chảy vào cảng nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi sau thảm hoạ tháng 3/2011, Tepco đã định kỳ vớt cá từ bên trong cảng kể từ năm 2012 bằng cách sử dụng lưới đánh cá đã được lắp đặt để ngăn cá thoát ra khỏi cảng”, quan chức Tepco cho hay.
Tepco xác nhận, trong khoảng thời gian từ tháng 5/2022 đến tháng 5/2023, tổng cộng 44 con cá có mức cesium trên 100 becquerel/kg đã được tìm thấy tại cảng nhà máy Fukushima, với 90% trong số đó được đánh bắt phía trong hoặc gần đê chắn sóng.
Các sinh vật khác được xác định có hàm lượng nhiễm phóng xạ đặc biệt cao là một con lươn với 1.700 becquerel/kg được đánh bắt vào tháng 6/2022 và cá hồi đá, với 1.200 becquerel/kg được đánh bắt vào tháng 4/2023.
Việc giám sát thường xuyên cá từ đê chắn sóng bên trong nhà máy đã ngừng lại sau khi lưới đánh bắt tự động được lắp đặt vào tháng 1/2016 để giữ cá có khả năng bị ô nhiễm nằm lại trong khu vực.
“Tuy nhiên, khi một con cá đá đen có nồng độ phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn quy định được đánh bắt ngoài khơi bờ biển Soma (cách nhà máy khoảng 50 km về phía bắc) vào tháng 1/2022, chúng tôi đã bắt đầu theo dõi lại các mẫu cá trong khu vực này bên cạnh việc lắp đặt thêm lưới để ngăn cá rời cảng”, quan chức Tepco nói thêm.
Các lô vận chuyển cá đá đen đánh bắt ngoài khơi tỉnh Fukushima đã bị đình chỉ vào tháng 2/2022 sau khi mức phóng xạ đáng báo động trên được phát hiện. Mức độ phóng xạ cao được tìm thấy trong mẫu thử nghiệm khiến các nhà chức trách tin rằng lượng cá nhiễm phóng xạ bên trong nhà máy đã thoát ra khỏi cảng và bơi ra biển. Tất cả các loài hải sản từ các khu vực xung quanh nhà máy cũng bắt đầu được theo dõi phóng xạ thường xuyên.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã phản ứng lại quyết định kiểm tra hải sản Nhật Bản của Trung Quốc trong chuyến công du Trung Đông gần đây. Phát biểu tại thủ đô Doha của Qatar hôm 25/7, ông Kishida cho biết chính phủ của ông sẽ “gây áp lực để thảo luận dựa trên bằng chứng khoa học” liên quan đến việc xả nước từ Fukushima.