together2s.com banner
Menu sản phẩm và dịch vụ

together2s.comtogether2s.com@gmail.com

tư vấn miễn phí
TIN TỨC - BÀI VIẾT

IAEA phát triển công nghệ mới trong xử lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

IAEA phát triển công nghệ mới trong xử lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng 10:10 12/01/2016: Tháng trước, các thử nghiệm thành công của một công nghệ đầy hứa hẹn cho việc di chuyển và lưu giữ nguồn phóng xạ kín mức thấp đang mở đường cho một phương pháp xử lý mới để giải quyết khối lượng chất thải phóng xạ trên toàn thế giới. Phương pháp, liên quan đến việc đặt và che chắn các nguồn phóng xạ kín trong một lỗ khoan hẹp sâu vài trăm mét, sẽ cho phép các nước giải quyết các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng của mình một cách an toàn và an ninh. Việc chứng minh khả năng của công nghệ này đã được thử nghiệm tại Croatia vào tháng trước.
 Hầu như tất cả các nước sử dụng nguồn phóng xạ trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp và các ngành khác. Tuy nhiên, nhiều nước không có thiết bị hoặc nhân viên cần thiết để xử lý những nguồn này khi không còn sử dụng nữa. Trong những trường hợp điển hình, một nước đang phát triển sử dụng nguồn phóng xạ kín trong vài năm có thể tạo ra hàng trăm nguồn đã qua sử dụng với mức phóng xạ thấp, theo ước tính của IAEA.
"Nguồn hoạt độ thấp đặt ra thách thức lớn hơn bởi vì chúng tồn tại với số lượng lớn trên toàn thế giới và ở các các dạng và biến thể khác nhau," Andrew Tompkins, kỹ sư hạt nhân của IAEA cho biết.

Trong hầu hết các nước đang phát triển, nguồn phóng xạ kín được lưu giữ tạm thời. Một số nước phát triển có cơ sở xử lý gần bề mặt. Cả hai hình thức này đều có nguy cơ mất an ninh nếu không được bảo vệ đầy đủ. Phương pháp xử lý mới này là một giải pháp lâu dài cho vấn đề này, sẽ giúp bảo vệ con người và môi trường lâu dài.

Thử nghiệm thiết bị được tiến hành bởi các kỹ sư của IAEA và một công ty bảo vệ bức xạ của Croatia, khẳng định tính khả thi của một hệ thống được sử dụng để di chuyển và đưa vào một cách an toàn các nguồn hoạt độ thấp như là một phần của việc xử lý lỗ khoan.

Công nghệ thử nghiệm, được dùng cho các nguồn đã qua sử dụng với mức phóng xạ thấp, dựa trên một tấm kim loại chắc chắn và một container di động được gọi là thùng chuyển (transfer cask), được sử dụng để di chuyển các nguồn vào lỗ khoan một cách an toàn. "Nó rất đơn giản, giá thành phải chăng và có thể được triển khai trên toàn thế giới," Janos Balla, kỹ sư công nghệ thải tại IAEA nói.

"Chúng tôi nhận ra rằng các quốc gia có mức chất thải thấp, cơ sở hạ tầng khiêm tốn và nguồn nhân lực và tài chính hạn chế cần một giải pháp an toàn, đơn giản và thiết thực" Balla nói.

Ngăn chặn hành vi trộm cắp và khủng bố

Tăng cường an ninh hạt nhân là một động lực quan trọng của sự phát triển của phương pháp mới. "Vì các nguồn đã qua sử dụng vẫn còn phóng xạ, chúng tôi muốn giới hạn khả năng các nguồn này bị lấy cắp và được sử dụng cho các hoạt động khủng bố" Gert Liebenberg, chuyên gia an ninh hạt nhân của IAEA nói. "Khi đã ở trong lỗ khoan, chúng không còn dễ dàng bị bất cứ ai tiếp cận."

Ý tưởng lỗ khoan ban đầu được phát triển bởi Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nam Phi (Necsa), và sau đó được IAEA áp dụng để kết hợp việc xử lý nguồn có mức phóng xạ cao hơn. Hiện nay, việc chuẩn bị kỹ thuật lỗ khoan và đánh giá an toàn đang diễn ra ở một số nước, trong đó có Malaysia và Philippines, do đó phương pháp này có thể được thực hiện trong những năm tới.

IAEA sẵn sàng đào tạo chuyên gia tại các nước có quan tâm đến việc sử dụng phương pháp xử lý lỗ khoan và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết, hoặc là thiết bị hoặc thông số kỹ thuật, để xây dựng thùng chuyển của riêng của mình. Công nghệ để khoan lỗ giống với công nghệ được sử dụng để lấy nước, và hiện có rộng rãi ở hầu hết các quốc gia, bao gồm cả những nước kém phát triển.

Nguồn phóng xạ: từ đâu để đâu

Nguồn phóng xạ được sử dụng rộng rãi trong y học và công nghiệp, từ các máy xạ trị trong điều trị ung thư, đến các công cụ công nghiệp để khử trùng dụng cụ y tế dùng một lần. Các nguồn kín phổ biến nhất có mức phóng xạ thấp hoặc thời gian bán rã ngắn, có nghĩa là vẫn còn phóng xạ từ chỉ một vài tháng đến vài trăm năm.

Trước khi chôn cất, tất cả các nguồn được xử lý và đóng kiện thông qua một quá trình gọi là điều kiện hoá. Khi được chuẩn bị theo phương pháp xử lý này, hàng trăm nguồn - số lượng điển hình được tạo ra bởi một quốc gia đang phát triển mỗi năm - mất ít hơn một mét khối, kích thước của một tủ quần áo nhỏ.

Khi có các lỗ khoan, các nguồn điều kiện hoá sẽ được đưa vào một hộp được thiết kế đặc biệt hoặc một kiện xử lý, sau đó được niêm phong. Hộp kín sau đó sẽ được đặt bên trong thùng chuyển giao và cuối cùng chuyển vào lỗ khoan.

 theo IAEA - Varans




Thủ tướng: Xử nghiêm cá nhân gây mất mát, phá hoại thiết bị phóng xạ
Ông Vương Hữu Tấn trả lời câu hỏi phóng viên quan tâm tới việc mất nguồn phóng xạ
Những vụ mất nguồn phóng xạ gây hoang mang tại Việt Nam
Sự cố mất nguồn phóng xạ Cs-137 trong nhà máy xi măng Bắc Cạn
TƯƠNG TÁC CỦA BỨC XẠ ION HÓA ĐỐI VỚI VẬT CHẤT
antoanbucxahatnhan.com

hoanganhquy2009@gmail.com

together2s.com Công ty Nhôm Ðắk Nông tập trung ...
Công ty Nhôm Ðắk Nông tập trung kiểm soát nguồn bức xạ
Công ty Nhôm Ðắk Nông tập trung kiểm soát nguồn bức xạ
together2s.com Ứng dụng phương pháp nhiệt phát quang ...
Ứng dụng phương pháp nhiệt phát quang trong đo liều bức xạỨng dụng phương pháp nhiệt phát quang trong đo liều bức xạ
together2s.com Giảm 50% phí thẩm định cấp giấy ...
(Chinhphu.vn) - Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 287/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.(Chinhphu.vn) - Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông ...
together2s.com Sửa đổi quy định bất cập trong ...
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử do Bộ KH&CN xây dựng đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong ...
together2s.com Bảo vệ tuyến giáp: Tại sao nó ...
Bảo vệ tuyến giáp: Tại sao nó lại quan trọngBảo vệ tuyến giáp: Tại sao nó lại quan trọng
together2s.com Cơ quan An toàn bức xạ và ...
Cơ quan An toàn bức xạ và hạt nhân của Phần Lan thông tin về sự cố nguồn phóng xạ trong sắt thép phế liệu
Cơ quan An toàn bức xạ và hạt nhân của Phần Lan thông tin về sự cố nguồn phóng xạ trong sắt thép phế ...
together2s.com Thực phẩm đã qua chiếu xạ, có ...
Xuất khẩu trái cây Việt Nam sang các quốc gia như Mỹ, Úc, Nhật Bản… trái cây tươi phải chịu sự kiểm duyệt tuyệt đối và phải tuân thủ các quy định kỹ thuật về trồng trọt và chất lượng sản phẩm. Trong đó, trái cây phải đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu và phải được chiếu xạ hay xử lý hơi nước nóng trước khi nhập khẩu.

Xuất khẩu trái cây Việt Nam sang các quốc gia như Mỹ, Úc, Nhật Bản… trái cây tươi phải chịu sự kiểm duyệt tuyệt ...
together2s.com Hội nghị phổ biến Nghị định 142/2020/NĐ-CP ...
Ngày 7/1/2021, tại Hà Nội, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện tiến hành công việc bức xạ và điều kiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. Cục trưởng Nguyễn Tuấn Khải chủ trì Hội nghị.
Ngày 7/1/2021, tại Hà Nội, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 142/2020/NĐ-CP của ...
together2s.com Dự kiến giảm giấy phép cho các ...
Để được tiến hành công việc bức xạ, các tổ chức, cá nhân phải có đội ngũ nhân lực được đào tạo về vật lý y khoa trong việc sử dụng chất phóng xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ. Đặc biệt, các giấy phép của cơ sở do cùng một cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ được gộp lại lại thành một giấy phép chung.

Để được tiến hành công việc bức xạ, các tổ chức, cá nhân phải có đội ngũ nhân lực được đào tạo về vật ...
together2s.com Bức xạ ion hóa nguy hiểm thế ...
Bức xạ ion hóa nguy hiểm thế nàoBức xạ ion hóa nguy hiểm thế nào
together2s.com Đề xuất điều kiện để cấp phép ...
(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Nghị định quy định điều kiện tiến hành công việc bức xạ và điều kiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề xuất quy định điều kiện để cấp phép sử dụng chất phóng xạ.

(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Nghị định quy định điều kiện tiến hành công việc bức xạ và điều kiện hoạt động dịch vụ ...
together2s.com Nga cấm hóa chất phóng xạ trong ...
Theo Nature, các biện pháp an ninh và chống khủng bố do Chính phủ Nga ban hành trước World Cup khiến một số phòng thí nghiệm của Nga sẽ không có đủ thuốc thử phóng xạ mà họ cần cho nghiên cứu.

Theo Nature, các biện pháp an ninh và chống khủng bố do Chính phủ Nga ban hành trước World Cup khiến một số phòng ...
together2s.com Kiểm soát Về mối nguy phóng xạ ...
Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA) được Hoa Kỳ chính thức áp dụng từ tháng 6/2017 nhưng đến nay vẫn ...
together2s.com Phát hiện thêm nhiều tu nghiệp sinh ...
Phát hiện thêm nhiều tu nghiệp sinh Việt dọn rác phóng xạ ở FukushimaPhát hiện thêm nhiều tu nghiệp sinh Việt dọn rác phóng xạ ở Fukushima
together2s.com Thái Lan trấn an về hải sản ...
Thái Lan trấn an về hải sản chứa phóng xạThái Lan trấn an về hải sản chứa phóng xạ
together2s.com Thủ tướng ban hành Kế hoạch ứng ...
Thủ tướng ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc giaThủ tướng ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia
together2s.com ROSATOM tăng cường hợp tác cùng Đông ...
ROSATOM tăng cường hợp tác cùng Đông Nam Á về ứng dụng hạt nhânROSATOM tăng cường hợp tác cùng Đông Nam Á về ứng dụng hạt nhân
together2s.com Quản lý nguồn phóng xạ không sử ...
Hiện số nguồn phóng xạ (NPX) không sử dụng hoặc không được phép sử dụng, cần lưu giữ tạm thời ở Việt Nam lên tới gần 3.000 trên tổng số hơn 5.000 NPX kín. Đây không chỉ là gánh nặng của chủ cơ sở NPX mà còn là nỗi lo canh cánh của cơ quan quản lý.Hiện số nguồn phóng xạ (NPX) không sử dụng hoặc không được phép sử dụng, cần lưu giữ tạm thời ở Việt Nam lên ...
hoanganhquy2009@gmail.com