Chúng tôi chuyên cung cấp thiết bị và các dịch vụ liên quan trong lĩnh vực an toàn bức xạ & hạt nhân, đo lường, phân tích trong các ngành công nghiệp, y tế
Tags: đào tạo an toàn bức xạ, khác, liều kế cá nhân, nhập khẩu vận chuyển nguồn phóng xạ, bảo hộ chống bức xạ, đo kiểm xạ máy tia x, nguồn phóng xạ, Xin giấy phép cho máy tia x, nguồn phóng xạ, thiết bị đo bức xạ,
Chọn dịch vụ (chọn Tag trước): Được xem nhiều, mới đăng, nổi bật.
TS. Trịnh Văn Giáp cho biết, theo Quyết định 1636/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020, cả nước có Trung tâm điều hành quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường đặt tại Bộ Khoa học và Công nghệ; trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường cấp vùng; trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường cấp tỉnh và Hệ thống quan trắc, cảnh báo phóng xạ môi trường thuộc Bộ Quốc phòng.
Bên cạnh bốn trạm vùng đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng và Tp.Hồ Chí Minh còn có 17 trạm địa phương đặt tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Cần Thơ, Kiên Giang và Đồng Nai.
Đến nay, một số tỉnh đã tiến hành lập Dự án đầu tư xây dựng (cơ sở hạ tầng) trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường cấp tỉnh (Trạm địa phương) như Lào Cai, Nghệ An, Bình Thuận, Lạng Sơn. Trong đó có tỉnh như Lào Cai đã hoàn thành việc xây dựng Trạm địa phương và đang chờ được cung cấp các trang thiết bị để Trạm địa phương đi vào hoạt động. Một số tỉnh đang chuẩn bị lập Dự án đầu tư xây dựng trạm địa phương như Phú Yên, Sơn La.
Theo tìm hiểu được biết, hiện Trung Quốc đã xây dựng các nhà máy điện hạt nhân sát bờ biển vùng Đông bắc Trung Quốc, trong đó có một số nhà máy rất gần biên giới Việt Nam như nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành (tỉnh Quảng Tây), Trường Giang (đảo Hải Nam). Khoảng cách từ các nhà máy hạt nhân của Trung Quốc đến biên giới nước ta rất gần. Trong số các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần Việt Nam, có nhà máy đã đi vào hoạt động.
Để có khả năng quan trắc và cảnh báo kịp thời những dị thường phóng xạ có nguồn gốc từ các nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc, Viện KHKTHN đã và đang triển khai xây dựng dự án xây dựng mạng quan trắc khu vực phía Bắc, gồm có Trung tâm quản lý và vận hành mạng đặt tại Viện KHKTHN và 9 trạm đặt tại các tỉnh thành, như trạm tại Lào cai, Sơn La, Lạng Sơn, Móng Cái, Bãi Cháy, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An và Thừa Thiên Huế.
Viện KHKTHN đã lắp đặt các thiết bị đo suất liều trực tuyến (online) tại 4 trạm đo ở các tỉnh, gồm Trạm Lào Cai - thiết bị của đề tài KC05 và công ty Fuji tặng, Trạm Lạng Sơn – thiết bị trong dự án đầu tư tăng cường trang thiết bị, Trạm Móng Cái – thiết bị do công ty Fuji tặng và Trạm Hải Phòng – thiết bị của đề tài KC05.
TS Trịnh Văn Giáp cho rằng, trong thời gian tới Viện KHKTHN tiếp tục nghiên cứu sử dụng vật liệu OSL để đo liều bức xạ neutron và nghiên cứu chế tạo vật liệu OSL dùng trong lĩnh vực đo liều bức xạ và tiến tới nội địa hóa liều kế cá nhân bằng vật liệu OSL.
"Viện KHKTHN là đơn vị duy nhất của Việt Nam đang quản lý và vận hành Phòng chuẩn liều lượng bức xạ ion hoá cấp II (SSDL) của Mạng lưới các phòng chuẩn cấp II của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Hàng năm, phòng thí nghiệm chuẩn đo lường bức xạ đã thực hiện hiệu chuẩn hàng trăm máy đo liều bức xạ cầm tay, các liều kế cá nhân, các thiết bị đo liều chính xác trong xạ trị, trong chẩn đoán X-quang và cấp chứng chỉ cho các thiết đo đã được hiệu chuẩn...", TS Trịnh Văn Giáp cho biết.
Đức Mậu
theo vietq
hoanganhquy2009@gmail.com
Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao vai ...Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm và Đăng ký với Bộ Công Thương