Chúng tôi chuyên cung cấp thiết bị và các dịch vụ liên quan trong lĩnh vực an toàn bức xạ & hạt nhân, đo lường, phân tích trong các ngành công nghiệp, y tế
Tags: đào tạo an toàn bức xạ, khác, liều kế cá nhân, nhập khẩu vận chuyển nguồn phóng xạ, bảo hộ chống bức xạ, đo kiểm xạ máy tia x, nguồn phóng xạ, Xin giấy phép cho máy tia x, nguồn phóng xạ, thiết bị đo bức xạ,
Chọn dịch vụ (chọn Tag trước): Được xem nhiều, mới đăng, nổi bật.
Tuy nhiên, họ cũng thận trọng nói rằng nghiên cứu có kích thước nhỏ và mới được tiến hành trên động vật – do đó chưa thể rút ra kết luận chắc chắn.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, có lẽ những người bị bệnh phổi và các bậc phụ huynh có con nhỏ mà phổi đang phát triển nên tránh đốt hương.
Nhang thắp thường có cấu tạo là một que tre bao bên ngoài là lớp mùn cưa trộn tinh dầu thơm. Khi đốt, nó sẽ giải phóng ra những tiểu phân rất nhỏ vào không khí.
Nếu hít phải những tiểu phân này, chúng có thể mắc lại ở phổi và gây phản ứng viêm.
Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về ô nhiễm không khí từ khói nhang, mặc dù nó đã được liên hệ với ung thư phổi, bệnh bạch cầu ở trẻ em và u não.
Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là TS. Rong Zhou, Trường Đại học Công nghệ Nam Trung quốc, đã quyết định kiểm tra tác động của khói nhang trên tế bào và so sánh với khói thuốc lá.
Họ đã thử nghiệm hai loại nhang, cả hai đều chứa trầm hương và đàn hương, là những thành phần thông dụng nhất để sản xuất loại sản phẩm này.
Sau đó họ so sánh tác động của khói nhang với khói thuốc lá trên tế bào buồng trứng của chuột lang Trung Quốc và trên vi khuẩn Salmonella.
Điều này có nghĩa là khói nhang có những đặc tính hóa học có thể làm thay đổi chất liệu di truyền, như ADN trong tế vào, và do đó gây đột biến.
Ngoài ra, các chất gây đột biến, đột gen và độc tế bào đều liên quan đến sự phát triển của ung thư.
Khói từ những nén nhang dùng trong nghiên cứu có cấu tạo từ những tiểu phân nhỏ và siêu nhỏ, và có thể dễ dàng hít vào phổi, do đó rất dễ gây ra tác động xấu cho sức khỏe.
Thêm vào đó, khói từ 4 nén nhang được phân tích chứa 64 hợp chất. Trong khi một số là những chất gây kích ứng hoặc chỉ gây hại ít, thì thành phần ở hai trong số những nén nhang được phân tích có độc tính cao.
TS. Zhou nói: “Rõ ràng là cần có nhận thức và sự quản lý nhiều hơn về nguy cơ sức khỏe liên quan với việc thắp nhang trong nhà.”
Ông cũng hi vọng những kết quả này sẽ dẫn đến việc đánh giá các sản phẩm nhang thắp và giúp đưa ra những biện pháp để giảm tiếp xúc của người dân với khói nhang.
Đừng thắp nhang khi có mặt trẻ em
Nhận xét về nghiên cứu, TS. Nick Hopkinson, chuyên gia tư vấn y học của Quỹ Bệnh phổi Anh khuyên những người bị bệnh phổi nên tránh đốt nhang và cha mẹ nên tránh đốt nhang khi có mặt trẻ em.
Ông nói thêm: “Nghiên cứu này cho thấy khói nhang gây độc trong phòng thí nghiệm. Trên thực tế tác động này có thể khác vì mức độ gây hại của khói nhang không phụ thuộc vào cấu tạo của nó mà vào việc nó được sử dụng như thế nào.
“Nghiên cứu không phải là mới, nó chỉ một lần nữa khẳng định rằng các loại khói khác nhau, bao gồm cả khói nhang, đều độc.”
Đừng thắp nhang khi có mặt trẻ emNhận xét về nghiên cứu, TS. Nick Hopkinson, chuyên gia tư vấn y học của Quỹ Bệnh phổi Anh khuyên những người bị bệnh phổi nên tránh đốt nhang và cha mẹ nên tránh đốt nhang khi có mặt trẻ em.Ông nói thêm: “Nghiên cứu này cho thấy khói nhang gây độc trong phòng thí nghiệm. Trên thực tế tác động này có thể khác vì mức độ gây hại của khói nhang không phụ thuộc vào cấu tạo của nó mà vào việc nó được sử dụng như thế nào.“Nghiên cứu không phải là mới, nó chỉ một lần nữa khẳng định rằng các loại khói khác nhau, bao gồm cả khói nhang, đều độc.”
Đừng thắp nhang khi có mặt trẻ emNhận xét về nghiên cứu, TS. Nick Hopkinson, chuyên gia tư vấn y học của Quỹ Bệnh phổi Anh khuyên những người bị bệnh phổi nên tránh đốt nhang và cha mẹ nên tránh đốt nhang khi có mặt trẻ em.Ông nói thêm: “Nghiên cứu này cho thấy khói nhang gây độc trong phòng thí nghiệm. Trên thực tế tác động này có thể khác vì mức độ gây hại của khói nhang không phụ thuộc vào cấu tạo của nó mà vào việc nó được sử dụng như thế nào.“Nghiên cứu không phải là mới, nó chỉ một lần nữa khẳng định rằng các loại khói khác nhau, bao gồm cả khói nhang, đều độc.”
Đừng thắp nhang khi có mặt trẻ emNhận xét về nghiên cứu, TS. Nick Hopkinson, chuyên gia tư vấn y học của Quỹ Bệnh phổi Anh khuyên những người bị bệnh phổi nên tránh đốt nhang và cha mẹ nên tránh đốt nhang khi có mặt trẻ em.Ông nói thêm: “Nghiên cứu này cho thấy khói nhang gây độc trong phòng thí nghiệm. Trên thực tế tác động này có thể khác vì mức độ gây hại của khói nhang không phụ thuộc vào cấu tạo của nó mà vào việc nó được sử dụng như thế nào.“Nghiên cứu không phải là mới, nó chỉ một lần nữa khẳng định rằng các loại khói khác nhau, bao gồm cả khói nhang, đều độc.”
Cẩm Tú
Theo Daily Mail
hoanganhquy2009@gmail.com
Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao vai ...Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm và Đăng ký với Bộ Công Thương