together2s.com banner
Menu sản phẩm và dịch vụ

together2s.comtogether2s.com@gmail.com

tư vấn miễn phí
TIN TỨC - BÀI VIẾT

Nhận biết tổn thương bức xạ, phóng xạ

Bức xạ Ion hóa - Tổn thương do bức xạ
 Từ khi bức xạ ion hoá được phát hiện, những hiểu biết về tác hại của nó ngày càng nhiều. Mặc dù kỹ thuật an toàn bức xạ đã phát triển đáng kể, tai nạn vẫn có thể xảy ra và gây tổn thương cho con người.

Các nguồn bức xạ đang được sử dụng rộng rãi trong y tế, công nghiệp, nông nghiệp và nghiên cứu. Chúng có thể bị mất, bị lấy cắp hoặc vượt ra khỏi sự kiểm soát thích hợp và điều này có thể dẫn tới những tổn thương cho những người đã tiếp xúc với chúng.


Các tai nạn bức xạ không nhiều. Thống kê cho thấy rằng trong khoảng thời gian từ 1944 đến 1999 trong 405 tai nạn trên toàn thế giới, khoảng 3000 người đã bị tổn thương, trong đó 120 người chết (tính cả 28 nạn nhân Trécnôbưn). Trong một vài năm gần đây số lượng các tai nạn và sự cố liên quan đến nguồn bức xạ đã gia tăng.



Thông thường nạn nhân của những sự cố như vậy không ý thức được rằng mình có thể đã bị chiếu xạ. Các hậu quả y tế  của những trường hợp này trước tiên có thể được quan sát bởi các bác sĩ đa khoa (GPs), bác sĩ da liễu, bác sĩ huyết học, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và các bác sĩ  khác, nhưng việc chẩn đoán có thể không rõ ràng ngay.


Việc thiếu kiến thức về hậu quả chiếu xạ gây ra là thông tin cần được biết đối với cá bác sỹ, thầy thuốc. Các cơ quan y tế, cán bộ y tế cần được chuẩn bị để xử lý trong các tình huống như thế này. Điều quan trọng cần ghi nhận là tổn thương bức xạ không có các dấu hiệu và triệu chứng có thể giúp kết luận về khả năng bị tổn thương do bức xạ


Các kiểu chiếu xạ từ một nguồn phóng xạ


Khi tiếp xúc với một nguồn phóng xạ nạn nhân có thể bị chiếu xạ với các kiểu như sau:


* Chiếu xạ gây bởi các chất phóng xạ nằm ngoài cơ thể được gọi là chiếu ngoài. Việc chiếu xạ ngoài có thể tác động lên một bộ phận của cơ thể (hay còn gọi là chiếu xạ toàn thân).


* Chiếu xạ gây bởi các chất phóng xạ xâm nhập vào trong cơ thể của nạn nhân thông qua con đường ăn uống, hô hấp hoặc nhiễm qua các vết thương ngoài da. Kiểu chiếu xạ này được gọi là chiếu trong.


Chiếu xạ còn được phân biệt qua các kiểu chiếu cấp tính với liều chiếu cao trong một thời gian ngắn, chiếu liên tục kéo dài hoặc gián đoạn. Tổn thương do bị chiếu xạ có thể xảy ra độc lập nhưng cũng có khi kết hợp với các tổn thương do các nguyên nhân khác như chấn thương hay bỏng nhiệt.


Có thể nhận biết các tổn thương bức xạ qua các dấu hiệu lâm sàng không?


Sau khi bị chiếu xạ ở mức liều cao do tai nạn, các tổn thương gây bởi bức xạ sẽ phát triển theo thời gian, theo các giai đoạn nhất định. Thời gian của từng giai đoạn xẩy ra phụ thuộc vào liều bức xạ. Các liều thấp không gây ra các tổn thương và cá hiệu ứng có thể quan sát ngay được.


Một diễn biến điển hình sau khi bị chiếu xạ toàn thân từ một nguồn bức xạ xuyên thâu gồm giai đoạn tiền khởi với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và có thể sốt kèm tiêu chảy, tiếp theo là một thời kỳ ủ bệnh với thời gian khác nhau, đặc trưng bởi các triệu chứng viêm nhiễm, chảy máu, bệnh dạ dày và ruột. Các vấn đề trong thời kỳ này là do sự thiếu các tế bào máu, và nếu liều bức xạ cao hơn, là do mất các tế bào thuộc hệ thống dạ dày - ruột.


Chiếu xạ cục bộ, tuỳ thuộc liều chiếu, có thể sinh ra các dấu hiệu và triệu chứng tại vùng bị chiếu như là ban đỏ, phù nề, bỏng rộp khô và ướt, tróc vảy, đau đớn, hoại tử hoặc rụng lông. Những tổn thương da cục bộ tiến triển chậm theo thời gian - thường là hàng tuần hoặc hàng tháng - có thể trở nên rất đau đớn và khó điều trị bằng các phương pháp thông thường.


Chiếu xạ một phần cơ thể dẫn đến một tập hợp các triệu chứng khác nhau như trên đã đề cập, kiểu và độ trầm trọng phụ thuộc vào liều bức xạ và thể tích phần cơ thể bị chiếu. Các triệu chứng bổ sung có thể quan hệ với vùng mô và các cơ quan liên quan.



Thông thường là không có các triệu chứng sớm liên quan đến nhiễm xạ trừ phi lượng phóng xạ hấp thu vào cơ thể là rất cao, mà trường hợp này đặc biệt hiếm. Nếu điều này xảy ra, thường sẽ dễ nhận thấy đối với người liên quan. Do đó, mục tiêu của tờ rơi này nhằm vào chiếu xạ ngoài từ các nguồn bức xạ.


Bác sĩ cần làm gì nếu nghi ngờ bệnh nhân bị tổn thương do bức xạ?


- Nếu bệnh nhân bị tổn thương hoặc bệnh tật thông thường, cấp cứu và điều trị như yêu cầu bình thường. Lưu ý rằng bức xạ không gây ra các triệu chứng sớm đe dọa đến tính mạng.


- Cần biết là một người bị tổn thương do bức xạ không đe dọa đến sức khoẻ của bác sĩ điều trị. Họ không phải là một ngườn phóng xạ trừ trường hợp bản thân bệnh nhân bị nhiễm bẩn phóng xạ.


- Không chạm vào bất kỳ vật gì của bệnh nhân; di chuyển bệnh nhân đến một phòng riêng biệt chờ đến khi chuyên gia về an toàn bức xạ đến xác định liệu bệnh nhân có bị nhiễm bẩn phóng xạ không? Các vật dụng của bệnh nhân có phải nguồn phóng xạ không, có bị nhiễm bẩn phóng xạ không?


- Nếu nghi ngờ có nhiễm bẩn phóng xạ, cần tránh sự lan rộng của chất phóng xạ bằng cách thực hiện quy trình cô lập. Liên hệ với cơ quan an toàn bức xạ hoặc cơ sở dịch vụ an toàn bức xạ để kiểm xạ và tẩy xạ.


- Thực hiện ngay việc thử máu, lặp lại 4-6 giờ một lần trong một ngày. Tìm sự sụt giảm số tế bào bạch huyết (lymphocyte) trong máu nếu việc chiếu xạ vừa xảy ra. Nếu số tế bào máu trắng và tiểu huyết cầu (platelet) ban đầu tại cùng thời điểm thấp một cách bất thường, cần xem xét khả năng đã bị chiếu xạ cách đây 3-4 tuần. Việc thử máu bổ sung hàng ngày sẽ là cần thiết.


- Thông báo cho cơ quan y tế và cơ quan quản lý  an toàn bức xạ nếu chẩn đoán hoặc nghi ngờ có tổn thương bức xạ.


a22a22


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


Nhận biết các dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán về tổn thương bức xạ


Chú ý các dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa, đặc biệt là có kèm theo các ban đỏ, mệt mỏi, tiêu chảy và các triệu chứng không giải thích được bằng các nguyên nhân khác như nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thực phẩm hay dị ứng thuốc.


Chú ý các thương tổn da được xác định không do bỏng nhiệt hoặc hóa chất, hay do côn trùng cắn, hay tiền sử bệnh da hoặc dị ứng thuốc. Lưu ý với phát hiện có sự bong vẩy da và rụng lông 2- 4 tuần trước đó tại vùng hiện đang có ban đỏ.


Chú ý các triệu chứng rụng lông, rụng tóc hoặc có vấn đề về máu (đốm máu, chảy máu răng hoặc mũi) với một bệnh sử buồn nôn, nôn mửa 2-4 tuần trước đó.


Khi có các dấu hiệu triệu chứng này là đã có đủ cơ sở để chuản đoán bệnh nhân bị tổn thương do bức xạ.


Làm gì khi phát hiện vật lạ nghi là nguồn phóng xạ?


Không bao giờ chạm vào vật đó hoặc đến gần. Đừng bao giờ tò mò cố tháo hoặc đập vỡ cá bình nghi là chứa nguồn phóng xạ.


Nếu có các dấu hiệu nghi bị tổn thương do bức xạ cần đến ngya cơ sở y tế để khám và tư vấn. Nhớ khai báo đầy đủ chi tiết hoàn cảnh nghi bị chiếu xạ do vật lạ.


Báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nướ về an toàn và kiểm soát bức xạ


Theo Sở KHCN Hải Dương.




Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu: Còn khó khăn trong vận hành hệ thống Megaport
Thế nào là bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp?
Phòng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng đồng vị phóng xạ đầu tiên ở Việt Nam
Xử lý nguồn phóng xạ nhập khẩu qua các cửa khẩu.
Lọc hoá dầu Nghi Sơn chuẩn bị tăng tốc: Hàng chục ngàn công nhân hối hả làm việc
antoanbucxahatnhan.com

hoanganhquy2009@gmail.com

together2s.com Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao vai ...
Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước về ATBXHNTiếp tục hoàn thiện, nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước về ATBXHN
together2s.com Kiên Giang: Nguyên nhân hệ thống thiết ...
Kiên Giang: Nguyên nhân hệ thống thiết bị Cyclotron hơn 10 năm chưa lắp đặt xong
Kiên Giang: Nguyên nhân hệ thống thiết bị Cyclotron hơn 10 năm chưa lắp đặt xong
together2s.com Trung tâm Y học hạt nhân và ...
Sở Y tế Kiên Giang dự kiến mời chuyên gia hoàn thành đánh giá hệ thống cyclotron trong quý 3/2024; khắc phục bổ sung những nội dung cần thiết đủ điều kiện chạy thử hệ thống vào quý 2/2025.

Sở Y tế Kiên Giang dự kiến mời chuyên gia hoàn thành đánh giá hệ thống cyclotron trong quý 3/2024; khắc phục bổ sung ...
together2s.com Việt Nam sẽ xây dựng lò phản ...
Việt Nam sẽ xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam sẽ xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
together2s.com Hàng trăm công nhân phải lập tức ...
Vô tư nhặt "vật thể lạ" lên xem, người đàn ông Trung Quốc tàn tật cả đời.
Vô tư nhặt "vật thể lạ" lên xem, người đàn ông Trung Quốc tàn tật cả đời.
together2s.com Hải Dương: Khởi tố bị can dùng ...
Thủy lên mạng xã hội tìm mua các thiết bị phục vụ việc đánh bạc bịp để bán lại cho những người có nhu cầu. Tất cả con vị và những vật dụng liên quan mà Thủy đã mua đều chứa chất phóng xạ.
Thủy lên mạng xã hội tìm mua các thiết bị phục vụ việc đánh bạc bịp để bán lại cho những người có nhu ...
together2s.com Tăng cường bảo đảm an toàn và ...
Cách đây 20 năm (9/2003-9/2023), Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã phê duyệt Bộ quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ (Bộ quy tắc ứng xử). Mặc dù không phải là văn bản bắt buộc áp dụng, nhưng việc có tới 146 quốc gia cam kết thực hiện đã chứng minh giá trị của Bộ quy tắc ứng xử này trong việc tăng cường bảo đảm an toàn và an ninh cho các nguồn phóng xạ trên phạm vi toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.Cách đây 20 năm (9/2003-9/2023), Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã phê duyệt Bộ quy tắc ...
together2s.com Cá ở Nhật nhiễm phóng xạ cao ...
Cá ở Nhật nhiễm phóng xạ cao gấp 180 lần giới hạn cho phépCá ở Nhật nhiễm phóng xạ cao gấp 180 lần giới hạn cho phép
together2s.com Lo ngại của người dân khu vực ...
Lo ngại của người dân khu vực trước khi Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ
Lo ngại của người dân khu vực trước khi Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ
together2s.com Công ty Nhôm Ðắk Nông tập trung ...
Công ty Nhôm Ðắk Nông tập trung kiểm soát nguồn bức xạ
Công ty Nhôm Ðắk Nông tập trung kiểm soát nguồn bức xạ
together2s.com Ứng dụng phương pháp nhiệt phát quang ...
Ứng dụng phương pháp nhiệt phát quang trong đo liều bức xạỨng dụng phương pháp nhiệt phát quang trong đo liều bức xạ
together2s.com Giảm 50% phí thẩm định cấp giấy ...
(Chinhphu.vn) - Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 287/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.(Chinhphu.vn) - Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông ...
together2s.com Sửa đổi quy định bất cập trong ...
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử do Bộ KH&CN xây dựng đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong ...
together2s.com Bảo vệ tuyến giáp: Tại sao nó ...
Bảo vệ tuyến giáp: Tại sao nó lại quan trọngBảo vệ tuyến giáp: Tại sao nó lại quan trọng
together2s.com Cơ quan An toàn bức xạ và ...
Cơ quan An toàn bức xạ và hạt nhân của Phần Lan thông tin về sự cố nguồn phóng xạ trong sắt thép phế liệu
Cơ quan An toàn bức xạ và hạt nhân của Phần Lan thông tin về sự cố nguồn phóng xạ trong sắt thép phế ...
together2s.com Thực phẩm đã qua chiếu xạ, có ...
Xuất khẩu trái cây Việt Nam sang các quốc gia như Mỹ, Úc, Nhật Bản… trái cây tươi phải chịu sự kiểm duyệt tuyệt đối và phải tuân thủ các quy định kỹ thuật về trồng trọt và chất lượng sản phẩm. Trong đó, trái cây phải đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu và phải được chiếu xạ hay xử lý hơi nước nóng trước khi nhập khẩu.

Xuất khẩu trái cây Việt Nam sang các quốc gia như Mỹ, Úc, Nhật Bản… trái cây tươi phải chịu sự kiểm duyệt tuyệt ...
together2s.com Hội nghị phổ biến Nghị định 142/2020/NĐ-CP ...
Ngày 7/1/2021, tại Hà Nội, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện tiến hành công việc bức xạ và điều kiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. Cục trưởng Nguyễn Tuấn Khải chủ trì Hội nghị.
Ngày 7/1/2021, tại Hà Nội, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 142/2020/NĐ-CP của ...
together2s.com Dự kiến giảm giấy phép cho các ...
Để được tiến hành công việc bức xạ, các tổ chức, cá nhân phải có đội ngũ nhân lực được đào tạo về vật lý y khoa trong việc sử dụng chất phóng xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ. Đặc biệt, các giấy phép của cơ sở do cùng một cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ được gộp lại lại thành một giấy phép chung.

Để được tiến hành công việc bức xạ, các tổ chức, cá nhân phải có đội ngũ nhân lực được đào tạo về vật ...
hoanganhquy2009@gmail.com