together2s.com banner
Menu sản phẩm và dịch vụ

together2s.comtogether2s.com@gmail.com

tư vấn miễn phí
TIN TỨC - BÀI VIẾT

Đánh giá mức độ nguy hại của Nguồn phóng xạ

Sau sự cố mất nguồn phóng xạ Co-60 tại Nhà máy luyện phôi thép - Chi nhánh Công ty Cổ phần thép Pomina trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dư luận quan tâm nhiều đến nguy hại của nguồn phóng xạ này đối với cộng đồng như thế nào. Bài viết sau đây cung cấp cho độc giả thông tin khoa học về mức độ nguy hại của nguồn phóng xạ, công tác quản lý an ninh nguồn phóng xạ và dấu hiệu cảnh báo phóng xạ.
 

Sau sự cố mất nguồn phóng xạ Co-60 tại Nhà máy luyện phôi thép - Chi nhánh Công ty Cổ phần thép Pomina trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dư luận quan tâm nhiều đến nguy hại của nguồn phóng xạ này đối với cộng đồng như thế nào. Bài viết sau đây cung cấp cho độc giả thông tin khoa học về mức độ nguy hại của nguồn phóng xạ, công tác quản lý an ninh nguồn phóng xạ và dấu hiệu cảnh báo phóng xạ.

 



I. Mức độ nguy hại của nguồn phóng xạ


Mức độ nguy hại hay rủi ro cho con người do nguồn phóng xạ gây ra rất khác nhau tùy thuộc vào loại hạt nhân phóng xạ, dạng vật lý, hóa học và hoạt độ của nguồn phóng xạ. Với các nguồn phóng xạ dạng khí, dạng lỏng và dạng bột nếu không được quản lý tốt về mặt an toàn và an ninh sẽ có nguy cơ làm cho con người bị hít phải, ăn phải, uống phải sẽ dẫn đến bị chiếu xạ bên trong cơ thể con người rất nguy hiểm. Còn đối với các nguồn phóng xạ kín hay dạng rắn như nguồn phóng xạ của Công ty Pomina bị mất vừa qua thì nguy cơ chủ yếu là bị chiếu ngoài. Mức độ nguy hại của nguồn phóng xạ loại này cho con người chủ yếu là phụ thuộc vào hoạt độ của nguồn phóng xạ, thời gian tiếp xúc và khoảng cách tiếp xúc với nguồn phóng xạ. Nói chung, các nguồn phóng xạ có hoạt độ cao nếu không được quản lý tốt về an toàn và an ninh có thể gây ra các hiệu ứng nguy hại cho con người trong thời gian ngắn, trong khi các nguồn phóng xạ có hoạt độ thấp thì không thể gây ra chiếu xạ có hậu quả độc hại cho con người.


Để giúp cho người sử dụng nguồn phóng xạ, dân chúng cũng như Cơ quan quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân (Cơ quan pháp quy hạt nhân) nhận biết được mức độ nguy hại của các loại nguồn phóng xạ được sử dụng và có các yêu cầu quản lý phù hợp đối với mỗi loại nguồn phóng xạ, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã xây dựng hướng dẫn phân loại nguồn phóng xạ theo 5 mức khác nhau theo thứ tự mức độ nguy hại giảm dần, cao nhất là loại 1 và thấp nhất là loại 5. Việc phân loại này dựa trên tỷ số A/D, trong đó A là hoạt độ tổng cộng của nguồn phóng xạ và D là hoạt độ đặc trưng của hạt nhân dùng làm nguồn phóng xạ. Trong Bảng dưới đây sẽ cho biết cách thức phân loại các nguồn phóng xạ theo mức độ nguy hiểm.




































Loại nguồn



Hình thức sử dụng nguồn phóng xạ



A/D



I



- Máy phát nhiệt điện sử dụng đồng vị phóng xạ


- Nguồn phóng xạ dùng cho cơ sở chiếu xạ công nghiệp


- Nguồn phóng xạ dùng trong thiết vị xạ trị từ xa


- Nguồn phóng xạ dùng trong dao mổ gamma



Từ 1000 trở lên



II



- Nguồn phóng xạ dùng trong chụp ảnh công nghiệp


- Nguồn phóng xạ dùng trong xạ trị áp sát liều cao và trung bình



Trong khoảng từ 10 đến 1000



III



- Thiết bị đo công nghiệp cố định sử dụng nguồn phóng xạ hoạt độ cao


 - Thiết bị đo giếng khoan



Trong khoảng từ 1 đến 10



IV



- Thiết bị xạ trị áp sát liều thấp


- Thiết bị đo công nghiệp không sử dụng nguồn phóng xạ hoạt độ cao


- Thiết bị đo mật độ xương


- Thiết bị khử tĩnh điện



Từ 0,01 đến 1



V



- Thiết bị xạ trị áp sát liều thấp điều trị mắt


- Thiết bị huỳnh quang tia X


- Thiết bị bắt electron


- Nguồn phóng xạ sử dụng trong phổ kế Mossbauer


- Nguồn phóng xạ dùng để kiểm tra thiết bị chẩn đoán hình ảnh PET



Nhỏ hơn 0,01 hoặc hoạt độ A dưới mức miễn trừ



 


Mức độ nguy hại của nguồn phóng xạ như đã nói ở trên là tùy thuộc vào khoảng cách, thời gian tiếp xúc và cách thức mà các vật liệu làm nguồn phóng xạ này bị phát tán vào môi trường.  Sau đây xin được đưa ra 2 trường hợp điển hình về các nguy cơ có thể gây ra tác hại cho con người của nguồn phóng xạ các loại khác nhau:


1.1. Các nguy hại khi tiếp xúc gần các nguồn phóng xạ


- Nguồn loại I: Nguồn loại này cực kỳ nguy hiểm cho con người. Nguồn loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh sẽ gây tổn thương lâu dài cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong vài phút. Nguồn phóng xạ loại này có thể gây chết người nếu tiếp xúc trong khoảng vài phút đến một giờ.


- Nguồn loại II: Nguồn loại này rất nguy hiểm cho con người. Nguồn loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh sẽ gây tổn thương lâu dài cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong thời gian ngắn từ vài phút đến vài giờ. Nguồn phóng xạ loại này có thể gây chết người nếu tiếp xúc trong khoảng vài giờ đến vài ngày.


- Nguồn loại III: Nguồn loại này cũng nguy hiểm cho con người. Nguồn loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh sẽ gây tổn thương lâu dài cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong thời gian nhiều giờ. Nguồn phóng xạ loại này có thể gây chết người, tuy nhiên với xác suất rất thấp, nếu tiếp xúc trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần.


- Nguồn loại IV: Nguồn phóng lại loại này có xác suất thấp gây nguy hiểm cho con người. Xác suất thấp là nguồn phóng xạ loại này có thể gây tổn thương lâu dài cho con người. Tuy nhiên, nguồn phóng xạ loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh thì cũng có thể, mặc dù xác suất thấp, gây tổn thương tạm thời cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong thời gian nhiều giờ hay ở gần nó trong nhiều tuần.


- Nguồn loại V: Phần lớn là không nguy hiểm cho con người. Không người nào có thể bị tổn thương bởi nguồn phóng xạ loại này.


1.2. Các nguy hại khi vật liệu làm nguồn phóng xạ này bị phát tán vào môi trường do cháy hoặc nổ


- Nguồn loại I: Vật liệu làm nguồn phóng xạ loại này nếu bị phát tán, mặc dù với xác suất nhỏ, có thể làm tổn thương lâu dài hoặc đe dọa cuộc sống con người trong khu vực lân cận trực tiếp. Có rất ít hoặc không có rủi ro cho sức khỏe con người tức thì khi ở xa nguồn phát tán vài trăm mét, tuy nhiên khu vực ô nhiễm cần phải được tẩy xạ theo tiêu chuẩn quốc tế. Đối với các nguồn phóng xạ lớn thì khu vực tẩy xạ có thể đến hàng km2 hoặc lớn hơn (tùy thuộc vào hoạt độ, loại hạt nhân phóng xạ, cách thức phát tán và thời tiết khu vực).


- Nguồn loại II: Vật liệu làm nguồn phóng xạ loại này nếu bị phát tán, mặc dù với xác suất nhỏ, có thể làm tổn thương lâu dài hoặc đe dọa cuộc sống con người trong khu vực lân cận trực tiếp. Có rất ít hoặc không có rủi ro cho sức khỏe con người tức thì khi ở xa nguồn phát tán một trăm mét hoặc xa hơn, tuy nhiên khu vực ô nhiễm cần phải được tẩy xạ theo tiêu chuẩn quốc tế. Khu vực cần phải được tẩy xạ có thể không vượt quá một km(tùy thuộc vào hoạt độ, loại hạt nhân phóng xạ, cách thức phát tán và thời tiết khu vực).


- Nguồn loại III: Vật liệu làm nguồn phóng xạ loại này nếu bị phát tán, mặc dù với xác suất cực kỳ nhỏ, có thể làm tổn thương lâu dài hoặc đe dọa cuộc sống con người trong khu vực lân cận trực tiếp. Có rất ít hoặc không có rủi ro cho sức khỏe con người tức thì khi ở xa nguồn phát tán vài mét, tuy nhiên khu vực ô nhiễm cần phải được tẩy xạ theo tiêu chuẩn quốc tế. Khu vực cần phải được tẩy xạ có thể không vượt quá một phần nhỏ của km(tùy thuộc vào hoạt độ, loại hạt nhân phóng xạ, cách thức phát tán và thời tiết khu vực).


- Nguồn loại IV: Vật liệu làm nguồn phóng xạ loại này nếu bị phát tán không thể gây tổn thương lâu dài cho  con người.


- Nguồn loại V: Vật liệu làm nguồn phóng xạ loại này nếu bị phát tán không thể gây tổn thương lâu dài cho  con người.


Với phân loại nguồn phóng xạ nêu trên của IAEA, có thể đánh giá được nguồn phóng xạ Co-60 bị mất vừa qua tại Nhà máy luyện phôi thép - Chi nhánh Công ty cổ phần thép Pomina trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là thuộc loại số mấy. Nguồn phóng xạ bị mất có hoạt độ 1,58 x 10­­-4 TBq ~ 4,27 mCi tại thời điểm xác định năm 2010. Cục ATBXHN đã cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ số 301/GP-ATBXHN ngày 02/8/2012 cho phép Nhà máy sử dụng 05 nguồn phóng xạ Co-60. Hoạt độ hiện tại của nguồn phóng xạ bị mất ước tính khoảng 2,33 mCi. Đối với nguồn phóng xạ Co-60 thi Hoạt độ đặc trưng D = 3,0 x 10-2 TBq, Hoạt độ tổng của nguồn phóng xạ bị mất năm 2010 là 1,58 x 10-4 TBq. Do đó, tỷ số hoạt độ A/D = 0,52 x 10-2. Nếu theo phân loại dựa trên tỷ số A/D thì nó thuộc loại V. Tuy nhiên, theo loại ứng dụng thì có thể xếp nó vào loại IV, tức là nguồn phóng xạ sử dụng trong thiết bị đo công nghiệp với hoạt độ nhỏ. Do đó, mức độ nguy hại cao nhất của nó có thể tương đương với các nguồn phóng xạ loại IV: Nguồn phóng xạ loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh thì cũng có thể, mặc dù xác suất thấp, gây tổn thương tạm thời cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong thời gian nhiều giờ hay ở gần nó trong nhiều tuần; Vật liệu làm nguồn phóng xạ loại này nếu bị phát tán không thể gây tổn thương lâu dài cho  con người.


 


II. Công tác quản lý an ninh nguồn phóng xạ ở Việt Nam


Trong công tác quản lý an ninh nguồn phóng xạ, trước tiên phải đề cập đến  hành lang pháp lý để quản lý trong lĩnh vực này. Trong thời gian qua chúng ta đã  xây dựng tương đối đầy đủ các văn bản quy phạm để quản lý hoạt động này.


Tháng 6/2008, Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH đã được quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/1/2009 với 11 chương và 93 điều. Trong đó, điều 22, chương 3 quy định về đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ. Trong đó quy định cơ bản về các biện pháp bảo vệ an ninh, trách nhiệm của các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Đây chính là các tiền đề cơ bản, ban đầu để xây dựng một hệ thống văn bản quy định về an ninh nguồn phóng xạ.


Tiếp theo đó, một số văn bản cấp chính phủ và cấp Bộ đã được ban hành nhằm hướng dẫn thi hành các điều khoản liên quan bao gồm:


Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.


-Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ  “Hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ”, với các điều khoản về đánh giá an ninh nguồn phóng xạ tại các cơ sở bức xạ khi cấp phép tiến hành công việc bức xạ.


- Thông tư số 19/2010/TT-BKHCN ngày 28/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Hướng dẫn thanh tra chuyên ngành về an toàn bức xạ và hạt nhân” với các điều khoản về thanh tra an ninh nguồn phóng xạ trong quá trình thanh tra.


- Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ” với các điều khoản về các biện pháp an ninh nhằm đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ từ mức an ninh cao nhất (mức A) đến mức an ninh thấp nhất (mức D) trong sử dụng, lưu giữ và vận chuyển nguồn phóng xạ.


- Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ với các điều khoản về phân loại và phân nhóm nguồn phóng xạ theo yêu cầu về an ninh.


- Thông Tư 27/2014/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ  ngày 10/10/2014 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2013/NĐ - CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ về việc Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, với các điều khoản hướng dẫn về nội dung xử phạt vi phạm hành chính đối với an ninh nguồn phóng xạ.


            Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức và của cơ quan pháp quy trong việc đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, cũng như quy định chi tiết các hành vi và hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với an ninh nguồn phóng xạ.


* Hiện trạng đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ tại Việt Nam


            Hiện nay, tại Việt Nam có 24 cơ sở có sử dụng nguồn phóng xạ nhóm A (hoạt độ phóng xạ trên 1000 Ci) với các loại nguồn phóng xạ chủ yếu như: Co-60, Cs-137, Sr-90 v.v.. Các nguồn phóng xạ này chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu, chiếu xạ công nghiệp, xạ trị trong y tế (chiếu xạ máu/mô, xạ trị) hoặc được lưu giữ tại kho lưu giữ khi không còn nhu cầu sử dụng. Trong khuôn khổ Sáng kiến giảm thiểu nguy cơ bức xạ toàn cầu (Global Threat Reduction Initiative – GTRI) của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE), Cục ATBXHN đã hợp tác cùng Phòng Thí nghiệm Tây Bắc Thái Bình Dương (PNNL/NNSA) tham gia dự án BOA từ năm 2006. Dự án này đã trang bị hệ thống bảo đảm an ninh cho tất cả 24 cơ sở bức xạ có nguồn phóng xạ hoạt độ cao (trên 1000 Ci). Ngoài ra từ năm 2006, Cục ATBXHN đại diện Bộ KHCN cũng đã tham gia Dự án An ninh các nguồn phóng xạ khu vực (Regional Security of Radioactive Sources – RSRS). Đây là dự án do Tổ chức Khoa học và Công nghệ hạt nhân Úc (ANSTO – Austranian Nuclear Science and Technology Organization) chủ trì, có sự tham gia của Cơ quan Quản lý Quốc gia về an ninh hạt nhân Hoa Kỳ (NNSA – National Nuclear Safety Administration), thông qua Phòng Thí nghiệm Tây Bắc Thái Bình Dương (PNNL). Dự án này nằm trong khuôn khổ hoạt động của Hiệp hội an ninh nguồn phóng xạ khu vực Đông Nam Á (The South East Asia Regional Radiological Security Partnership - RRSP). Theo dự án này RSRS đã cung cấp và hỗ trợ Việt Nam thực hiện các hội thảo, khoá tập huấn, tham quan khoa học và đào tạo ngắn hạn về bảo đảm an ninh các nguồn phóng xạ, tư vấn soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.


Tính cho đến nay 24 cơ sở  bức xạ có nguồn phóng xạ hoạt độ cao (trên 1000 Ci) đã được trang bị hệ thống an ninh hiện đại, đã và đang xây dựng kế hoạch an ninh tại cơ sở (theo hướng dẫn của Cục ATBXHN năm 2008) nhằm đảm bảo quy trình vận hành hệ thống an ninh, chống lại sự xâm nhập trái phép, bảo vệ nguồn phóng xạ.


            Ngoài ra, đối với mức an ninh B (các cơ sở có nguồn phóng xạ hoặc tập hợp nguồn phóng xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 10 và nhỏ hơn 1000) có 56 cơ sở chủ yếu là cơ sở NDT trong công nghiệp (cơ sở chụp ảnh phóng xạ) và cơ sở thăm dò giếng khoan với các loại nguồn như: Ir-192, Co-60, Cs-137, Se-75 v.v... Nguồn phóng xạ được sử dụng trong các loại hình ứng dụng này cũng là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt vì tính chất di chuyển nhiều, sử dụng trong các môi trường (công trường, nhà máy ...) khó bảo đảm an ninh. Hiện tại Cục ATBXHN đang hợp tác với các cơ quan liên quan của Chính phủ Hàn quốc, với sự hỗ trợ của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) triển khai dự án RADLOT nhằm bảo đảm an ninh cho các nguồn phóng xạ NDT. Hệ thống RADLOT (Radiation Source Location Tracking System) là một hệ thống cho phép giám sát theo thời gian thực những máy chụp ảnh phóng xạ NDT dùng nguồn phóng xạ. Hệ thống RADLOT có thể xác định vị trí và hành trình di chuyển các nguồn phóng xạ theo thời gian thực dựa trên các thông tin được định vị thu nhận từ tín hiệu vệ tinh (GPS) và mạng lưới viễn thông di động. Thông qua việc kiểm soát này cho phép cơ quan quản lý và các đơn vị sử dụng có các hành động tức thì đối phó với các hành động tiếp cận trái phép, trộm hoặt mất cắp, giúp tăng cường an toàn và an ninh đối với nguồn phóng xạ. Hiện nay, Dự án mới đang ở giai đoạn thảo luận phương thức triển khai. Tuy nhiên, nếu triển khai Dự án này thì phía Hàn Quốc cũng chỉ cung cấp cho Việt Nam 30 bộ thiết bị giám sát an ninh gắn với nguồn phóng xạ.


Sau khi xảy ra sự cố mất nguồn phóng xạ của Công ty APAVE tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2014, Bộ KH&CN đã chỉ đạo sửa đổi Thông tư 23/2010/TT-BKHCN  về hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ. Theo đó, sẽ thiết lập Hệ thống giám sát an ninh nguồn phóng xạ cho các loại nguồn phóng xạ hoạt độ cao sử dụng di động như các nguồn dùng trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp và các hoạt động vận chuyển nguồn phóng xạ. Hiện tại, Thông tư sửa đổi đã được xin ý kiến các Bộ, ngành và địa phương và chuẩn bị ban hành trong tháng 4 năm 2015. Cục ATBXHN đã xây dựng các yêu cầu kỹ thuật cụ thể của Hệ thống giám sát an ninh nguồn phóng xạ và tháng 10 năm 2014 đã thông báo mời các đơn vị trong nước có khả năng cung cấp Hệ thống giám sát an ninh nguồn phóng xạ tham gia trình diễn sản phẩm. Hệ thống giám sát an ninh nguồn phóng xạ gồm hai phần chính là phần mềm quản lý gắn với hệ thống máy chủ của Cục ATBXHN và thiết bị giám sát an ninh gắn với nguồn phóng xạ của các cơ sở sử dụng và vận chuyển nguồn phóng xạ. Hiện tại, 3 đơn vị ở trong nước có khả năng cung cấp Hệ thống giám sát an ninh nguồn phóng xạ, bao gồm: Viện Hóa học và Môi trường Quân đội; Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo vi mạch  (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, Việt Nam đã có thể tự sản xuất và cung cấp thiết bị cho Hệ thống giám sát an ninh nguồn phóng xạ và là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á triển khai thực hiện giám sát an ninh nguồn phóng xạ sử dụng di động. Sau khi Thông tư 23 sửa đổi có hiệu lực thì các tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép sử dụng các nguồn phóng xạ hoạt độ cao di động phải có thiết bị giám sát an ninh nguôn phóng xạ, còn đối với các cơ sở đã được cấp phép trước ngày Thông tư 23 sửa đổi có hiệu lực thi trong vòng 6 tháng phải có trách nhiệm lắp đặt thiết bị giám sát an ninh nguồn phóng xạ.


Như vậy, với việc triển khai Hệ thống giám sát an ninh nguồn phóng xạ trong năm 2015 theo quy định của Thông tư 23 sửa đổi thì về cơ bản các nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm cao thuộc loại I, loại II và loại III ở Việt Nam sẽ được quản lý bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định. Các nguồn phóng xạ loại IV và loại V ít nguy hại hơn thì các cơ sở vẫn phải tuân thủ các quy định quản lý để không xảy ra các hiện tượng mất cắp như một số trường hợp vừa qua đã xảy ra, gây bất an trong xã hội.


* Hoạt động quản lý nhà nước bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ


            Hàng năm Cục ATBXHN ban hành giấy phép tiến hành công việc bức xạ, quản lý việc khai báo, thống kê các nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, chất thải phóng xạ; Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra trong đó bao gồm thanh tra an ninh nguồn phóng xạ tại cơ sở; thực hiện việc kiểm soát và xử lý sự cố bức xạ. Tiến hành kiểm tra định kỳ hệ thống an ninh tại các cơ sở có nguồn phóng xạ nhóm A.


            Ngoài ra, công tác đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ của các cơ sở về an ninh nguồn phóng xạ cũng được Cục ATBXHN chú trọng. Cục ATBXHN cũng thường xuyên tổ chức các khóa học về bảo vệ thực thể và quản lý an ninh nguồn phóng xạ, thanh tra an ninh nguồn phóng xạ và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân. Các khóa học ngoài việc cung cấp kiến thức cho học viên còn góp phần nâng cao nhận thức về an ninh nguồn phóng xạ, bảo vệ nguồn phóng xạ khỏi những hành vi vi phạm an ninh nguồn phóng xạ như trộm cắp, phá hoại, khủng bố…


            Tóm lại, hiện nay công tác quản lý an ninh nguồn phóng xạ đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua đã từng xảy ra sự cố mất các nguồn phóng xạ và đã gây nên những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của người dân về công tác quản lý an ninh nguồn phóng xạ. Trách nhiệm đối với các sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ vừa qua chủ yếu là do nhận thức, sự quan tâm và đầu tư còn thấp cho công tác bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ của các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ. Với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ hiện nay ở nước ta thì việc quan tâm để bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ cần được tiếp tục được nâng cao, trước hết tại các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ và cần phải xây dựng văn hóa an toàn, văn hóa an ninh trong các tổ chức, cơ quan có liên quan.


 


III. Dấu hiệu nhận biết phóng xạ


Người dân cần cảnh giác khi nhìn thấy vật có in hình biển báo này


Hình 1: Biểu trưng cảnh báo nhận dạng nguồn phóng xạ do cơ quan IAEA quy định


Mặc dù có nhiều nguồn phóng xạ khác nhau nhưng tất cả các nguồn phóng xạ đều có biểu trưng cảnh báo là ba cánh quạt màu đen trên nền vàng bên trong hình tam giác. Đây là dấu hiệu nhận dạng riêng của nguồn phóng xạ mà Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế quy định.


Sau một số sự cố, tai nạn gây chết người khi không nhận biết được dấu hiệu của nguồn phóng xạ nêu trên, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã triển khai dự án chung về việc xây dựng biểu trưng cảnh báo mới cho nguồn phóng xạ nhằm cảnh báo cho mọi người ở bất cứ đâu về các nguy hiểm có thể khi ở gần với nguồn phóng xạ lớn. Biểu trưng mới sẽ giúp để giảm thiểu các nguy cơ chết người và các tổn thương nguy hiểm không cần thiết do việc chiếu xạ ngẫu nhiên của các nguồn phóng xạ lớn. Nó không thay thế, mà chỉ là cảnh báo bổ sung cho Biểu trưng cảnh báo với 3 cánh quạt màu đen trên nền vàng nêu trên. Biểu trưng mới của cảnh báo phóng xạ như sau:


https://www.iaea.org/sites/default/files/styles/news_story_photo_new__16x9ratio_653width_/public/images/2007/02/newradiationsymbol300x200.gif?itok=mXVwrcMv


Hình 2: Biểu trưng cảnh báo bổ sung nhận dạng nguồn phóng xạ do cơ quan IAEA quy định


Biểu trưng mới này sẽ áp dụng đối với các nguồn phóng xạ loại I, loại II và loại III trong Bảng phân loại nêu trên của IAEA. Đây là các nguồn phóng xạ nguy hiểm có khả năng gây chết người hay các tổn thương nghiêm trọng, bao gồm các nguồn phóng xạ trong các thiết bị chiếu xạ công nghiệp, các nguồn phóng xạ trong các thiết bị xạ trị và các nguồn phóng xạ trong các thiết bị chụp ảnh công nghiệp. Biểu trưng này sẽ được gắn trên các thiết bị chứa nguồn phóng xạ như một cảnh báo không được tháo dỡ thiết bị này hoặc là không được đến gần nó. Nhiều nhà chế tạo nguồn phóng xạ trên thế giới đã có kế hoạch sử dụng biểu trưng này trên các nguồn phóng xạ lớn mới được sản xuất. IAEA cũng đã phát triển các chiến lược để áp dụng biểu trưng này cho các nguồn phóng xạ lớn hiện đã tồn tại trên thế giới. IAEA và ISO khuyến khích cộng đồng quốc tế nhanh chóng chấp thuận áp dụng biểu trưng này trong cảnh báo nguồn phóng xạ có mức nguy hiểm cao.


Việt Nam đã có tiêu chuẩn An toàn bức xạ 7468:2005 ISO 361:1975 – Dấu hiệu cơ bản về bức xạ ion hóa, xuất bản năm 2005. Tiêu chuẩn này quy định dấu hiệu dùng để báo hiệu sự tồn tại thực sự hoặc tiềm ẩn của bức xạ ion hóa và nhận biết đối tượng, thiết bị, vật liệu hoặc tổ hợp các vật liệu phát ra bức xạ ion hóa. Trong tiêu chuẩn này, bức xạ ion hóa bao gồm các tia gamma, tia X, các hạt anpha, beta, electron tốc độ cao, các hạt nơtron, proton và các hạt cơ bản khác, nhưng không bao gồm các sóng âm, sóng radio, ánh sáng vùng nhìn thấy, hồng ngoại, tử ngoại không được coi là bức xa ion hóa. Tiêu chuẩn này không quy định mức bức xạ cho dấu hiệu được sử dụng.


Dấu hiệu cơ bản báo hiệu bức xạ ion hóa hoặc vật liệu phóng xạ được thiết kế theo tỷ lệ mô tả như Hình 3:



Hình 3. Dấu hiệu cơ bản về bức xạ ion hóa, TCVN 7468:2005 ISO 361:1975


Cũng theo quy định của quốc tế, Việt Nam cũng có tiêu chuẩn An toàn bức xạ TCVN 8663:2011 ISO 21482:2007 – Cảnh báo bức xạ ion hóa, dấu hiệu bổ sung, xuất bản năm 2010. Trong đó quy định dấu hiệu để cảnh báo về sự tồn tại một mức nguy hiểm của bức xạ ion hóa từ nguồn phóng xạ kín có hoạt độ cao, có thể gây tử vong hoặc tổn thương nghiêm trọng nếu không cẩn trọng khi tiếp cận với nguồn. Dấu hiệu này không thay thế dấu hiệu cơ bản về bức xạ ion hóa quy định tại [TCVN 8092:2009 (ISO 7010: 2003), và ISO 361] mà bổ sung cho dấu hiệu đó thông qua việc cung cấp thông tin thêm về sự nguy hiểm liên quan tới nguồn và sự cần thiết phải tránh xa nguồn cho những người  không biết hoặc chưa được đào tạo. Dấu hiệu cảnh báo bổ sung này tương tự như dấu hiệu đã được IAEA và ISO quy định (Hình 2).


VHT, VARANS





Nguồn phóng xạ Co-60 sử dụng trong nhà máy thép bị mất có nguy hiểm không
Xử phạt vi phạm hành chính về năng lượng nguyên tử
Truy tìm nguồn phóng xạ bị đánh cắp, dễ hay khó
Tổng thầu Nga chưa chốt chi phí dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận
Nguy cơ chiếu bức xạ khi đi máy bay
antoanbucxahatnhan.com

hoanganhquy2009@gmail.com

together2s.com Hơn 800 nguồn bức xạ được bảo ...
Hơn 800 nguồn bức xạ được bảo vệ nghiêm ngặt
Hơn 800 nguồn bức xạ được bảo vệ nghiêm ngặt
together2s.com Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao vai ...
Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước về ATBXHNTiếp tục hoàn thiện, nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước về ATBXHN
together2s.com Kiên Giang: Nguyên nhân hệ thống thiết ...
Kiên Giang: Nguyên nhân hệ thống thiết bị Cyclotron hơn 10 năm chưa lắp đặt xong
Kiên Giang: Nguyên nhân hệ thống thiết bị Cyclotron hơn 10 năm chưa lắp đặt xong
together2s.com Trung tâm Y học hạt nhân và ...
Sở Y tế Kiên Giang dự kiến mời chuyên gia hoàn thành đánh giá hệ thống cyclotron trong quý 3/2024; khắc phục bổ sung những nội dung cần thiết đủ điều kiện chạy thử hệ thống vào quý 2/2025.

Sở Y tế Kiên Giang dự kiến mời chuyên gia hoàn thành đánh giá hệ thống cyclotron trong quý 3/2024; khắc phục bổ sung ...
together2s.com Việt Nam sẽ xây dựng lò phản ...
Việt Nam sẽ xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam sẽ xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
together2s.com Hàng trăm công nhân phải lập tức ...
Vô tư nhặt "vật thể lạ" lên xem, người đàn ông Trung Quốc tàn tật cả đời.
Vô tư nhặt "vật thể lạ" lên xem, người đàn ông Trung Quốc tàn tật cả đời.
together2s.com Hải Dương: Khởi tố bị can dùng ...
Thủy lên mạng xã hội tìm mua các thiết bị phục vụ việc đánh bạc bịp để bán lại cho những người có nhu cầu. Tất cả con vị và những vật dụng liên quan mà Thủy đã mua đều chứa chất phóng xạ.
Thủy lên mạng xã hội tìm mua các thiết bị phục vụ việc đánh bạc bịp để bán lại cho những người có nhu ...
together2s.com Tăng cường bảo đảm an toàn và ...
Cách đây 20 năm (9/2003-9/2023), Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã phê duyệt Bộ quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ (Bộ quy tắc ứng xử). Mặc dù không phải là văn bản bắt buộc áp dụng, nhưng việc có tới 146 quốc gia cam kết thực hiện đã chứng minh giá trị của Bộ quy tắc ứng xử này trong việc tăng cường bảo đảm an toàn và an ninh cho các nguồn phóng xạ trên phạm vi toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.Cách đây 20 năm (9/2003-9/2023), Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã phê duyệt Bộ quy tắc ...
together2s.com Cá ở Nhật nhiễm phóng xạ cao ...
Cá ở Nhật nhiễm phóng xạ cao gấp 180 lần giới hạn cho phépCá ở Nhật nhiễm phóng xạ cao gấp 180 lần giới hạn cho phép
together2s.com Lo ngại của người dân khu vực ...
Lo ngại của người dân khu vực trước khi Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ
Lo ngại của người dân khu vực trước khi Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ
together2s.com Công ty Nhôm Ðắk Nông tập trung ...
Công ty Nhôm Ðắk Nông tập trung kiểm soát nguồn bức xạ
Công ty Nhôm Ðắk Nông tập trung kiểm soát nguồn bức xạ
together2s.com Ứng dụng phương pháp nhiệt phát quang ...
Ứng dụng phương pháp nhiệt phát quang trong đo liều bức xạỨng dụng phương pháp nhiệt phát quang trong đo liều bức xạ
together2s.com Giảm 50% phí thẩm định cấp giấy ...
(Chinhphu.vn) - Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 287/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.(Chinhphu.vn) - Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông ...
together2s.com Sửa đổi quy định bất cập trong ...
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử do Bộ KH&CN xây dựng đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong ...
together2s.com Bảo vệ tuyến giáp: Tại sao nó ...
Bảo vệ tuyến giáp: Tại sao nó lại quan trọngBảo vệ tuyến giáp: Tại sao nó lại quan trọng
together2s.com Cơ quan An toàn bức xạ và ...
Cơ quan An toàn bức xạ và hạt nhân của Phần Lan thông tin về sự cố nguồn phóng xạ trong sắt thép phế liệu
Cơ quan An toàn bức xạ và hạt nhân của Phần Lan thông tin về sự cố nguồn phóng xạ trong sắt thép phế ...
together2s.com Thực phẩm đã qua chiếu xạ, có ...
Xuất khẩu trái cây Việt Nam sang các quốc gia như Mỹ, Úc, Nhật Bản… trái cây tươi phải chịu sự kiểm duyệt tuyệt đối và phải tuân thủ các quy định kỹ thuật về trồng trọt và chất lượng sản phẩm. Trong đó, trái cây phải đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu và phải được chiếu xạ hay xử lý hơi nước nóng trước khi nhập khẩu.

Xuất khẩu trái cây Việt Nam sang các quốc gia như Mỹ, Úc, Nhật Bản… trái cây tươi phải chịu sự kiểm duyệt tuyệt ...
together2s.com Hội nghị phổ biến Nghị định 142/2020/NĐ-CP ...
Ngày 7/1/2021, tại Hà Nội, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện tiến hành công việc bức xạ và điều kiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. Cục trưởng Nguyễn Tuấn Khải chủ trì Hội nghị.
Ngày 7/1/2021, tại Hà Nội, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 142/2020/NĐ-CP của ...
hoanganhquy2009@gmail.com